Hệ thống mạng của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp là tùy theo quy mô và loại hình của doanh nghiệp. Ngày nay, các nhà cung ứng đã đưa ra rất nhiều sự chọn lựa cho doanh nghiệp như cho phép doanh nghiệp tự trang bị, tự quản lý hoặc sử dụng dịch vụ.
Những doanh nghiệp lớn với hàng ngàn máy tính cũng có những giải pháp quản lý đặc thù kết hợp cả phần cứng và phần mềm.
Hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở những mức độ khác nhau. Do vậy, họ sẽ có những nhu cầu khác nhau về quản trị hệ thống mạng (network) của doanh nghiệp. Một hệ thống được kiểm soát tốt sẽ làm giảm đáng kể chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả cũng như độ tin cậy của hệ thống.
Giải pháp và Xây dựng
Có 3 giải pháp quan trọng mà doanh nghiệp cần phải có (Must)
Hệ thống VoIP (Voice over Internet Protocol), đây chính là một bước tiến lớn trong công nghệ thông tin. VoIP cho phép bạn truyền tiếng nói qua Internet tới mọi nơi trên thế giới và không phải trả cước viễn thông.
VoIP là công nghệ sử dụng giao thức mạng IP dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng Internet. VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với các nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả đối với người sử dụng.
VoIP System
Asterisk / Elastix / 3CX
Giải pháp thay thế Analog hiện tại. đây là thành phần không thể thiếu cho những Công ty thường xuyên liên lạc qua Phone.
Đa số những ai làm IT trong vấn đề hỗ trợ end user điều nghĩ đơn giản là user gặp vấn đề gì thì hỗ trợ họ, máy móc bị hư hỏng gì thì sửa chữa và bảo hành, hệ thống có vấn đề thì mày mò và khắc phục, mạng bị rớt hay lỗi thì troubleshoot. Chỉ đơn giản vậy thôi! Vấn đề sẽ càng đơn giản hơn nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm và chỉ cần nghe là biết lỗi gì đúng ko?
Thế nhưng dưới con mắt của IT Manager, chuyện không đơn giản vậy. Hỗ trợ end user là cả 1 khối công việc phức tạp mà bạn cần phải có một phương pháp hỗ trợ user hiệu quả và quy trình áp dụng phương pháp này. Đó là một hệ thống Help Desk Ticketing System. Nó xử lý cuộc gọi đến, email gửi đến và generate một ticket báo cho requestor biết anh IT nào sẽ hỗ trợ họ, thời gian hỗ trợ dự kiến là bao lâu, mức độ phức tạp như thế nào, phương pháp xử lý và feedback của requestor. Với một ticket, IT sẽ có đầy đủ thông tin về một case helpdesk, requestor cũng có thông tin cần thiết để theo dõi case của họ.
Một vấn đề đơn giản trong việc support nhưng nếu bạn nhìn với tầm nhìn IT Manager thì nó là cả 1 quy trình, 1 khía cạnh khác, đối với 1 IT Support thì những thông tin khắc phục lỗi ko có giá trị gì nhưng với IT Manager đó lại là những thông tin quan trọng. Và IT Manager không chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dùng cuối mà còn kiểm soát năng lực của bộ phận IT, nâng cao nghiệp vụ của IT để cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn, tính tương tác giữa requestor và IT cao hơn thông qua các tính năng của hệ thống.
Ticket System
Desktop/Mobile
Đây được xem là thành phần bắt buộc phải có, Ticket giúp rất nhiều cho Công ty về quản lý và tổng hợp các sự cố của Users
Các tập đoàn hàng đầu thế giới đều áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để quản lý hoạt động kinh doanh của mình và xem đây là yếu tố then chốt, chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng hệ thống ERP trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực canh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
ERP (Enterprise Resource Planning) là một thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng, v.v…
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tài chính có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Nói cách khác, ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp: Hoạch định, thực hiện, kiểm soát, ra quyết định.
Với ERP, mọi hoạt động của một công ty đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. Nếu triển khai thành công ERP, doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
ERP System
OpenERP / Dynamics
Xu hướng mới của các Công ty hiện nay, Sếp muốn quản lý tập trung tất cả lỉnh vực vào một hệ thống duy nhất thì đây không thể thiếu
Ngẫm & Nghĩ
Cuối cùng mình cũng biết tại sao mình cần công việc để sống, nhưng không phải việc nào cũng khiến mình vui. Có những thứ khiến mình rất máu làm, nhưng một thời gian sau khi nó đã giải quyết hết các phần khó, mình lại chán nó cực kỳ nhanh.
Mình cần thử thách. Càng khó càng vui.
Giờ thì mình đã hiểu mình đến Trái Đất để làm =))
Well, next challenge: Tái cấu trúc hệ thống để biến nó thành một dự án đáng làm hơn, thay vì quẳng nó qua một bên.